Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “thực phẩm hữu cơ” hay Organic khi tìm kiếm một nguồn thực phẩm an toàn và chất lượng để sử dụng hằng ngày. Dù đang là xu hướng của người tiêu dùng hiện nay song thực phẩm hữu cơ có thực sự tốt như lời đồn? Nó có xứng đáng với giá thành không? Và liệu chúng đem lại lợi ích đặc biệt gì để thay thế thực phẩm thông thường?
Cùng Kahami tìm hiểu chi tiết về thực phẩm organic để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên nhé!
Thực phẩm hữu cơ là gì?
1. Khái niệm thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm organic hay hữu cơ là tên gọi chỉ những sản phẩm được nuôi trồng theo phương pháp tuân thủ các tiêu chuẩn của canh tác hữu cơ. Không bị tác động bởi những hóa chất tổng hợp như phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc sát trùng, phóng xạ, hormones kích thích tăng trưởng và kháng sinh hoặc biến dạng di truyền.
Thực phẩm hữu cơ có thể là rau quả, hoặc thịt gia súc như trâu bò, gà, heo. Sản phẩm hữu cơ không chỉ bao gồm đồ ăn mà cả mỹ phẩm như son phấn, kem dưỡng da,…Bên cạnh đó còn có nhiều sản phẩm hữu cơ đã qua chế biến, chẳng hạn như sô-đa, bánh quy và ngũ cốc ăn sáng.
2. Phân loại thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ thực vật có xu hướng sử dụng phân bón tự nhiên như phân chuồng để cải thiện sức khỏe của cây. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.
Thực phẩm hữu cơ động vật được nuôi theo phương pháp hữu cơ cũng không được sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại kích thích tăng trưởng nào cả.
3. Đọc hiểu nhãn hiệu thực phẩm hữu cơ
Theo điều khoản ghi nhãn của USDA (chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), các dấu trên thực phẩm hữu cơ của USDA có thể hiểu như sau:
– Nhãn “100% organic”: tất cả các thành phần trong sản phẩm là hữu cơ
– Nhãn “Organic”: chỉ thực phẩm có trên 95% thành phần hữu cơ.
– Nhãn” Made with Organic Ingredients”: sản phẩm có trên 75% thành phần hữu cơ
– Nhãn “Some organic ingredients”: có ít hơn 70% thành phần của sản phẩm là hữu cơ, vì vậy mà nhà sản xuất chỉ có thể xác định các thành phần hữu cơ thực tế trong danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm.
– Thành phần hữu cơ được ghi trên tuyên bố thành phần: Ít hơn 70 phần trăm thành phần của sản phẩm là hữu cơ, vì vậy nhà sản xuất chỉ có thể xác định các thành phần hữu cơ thực tế trong danh sách thành phần trên nhãn sản phẩm.
Trước khi được công nhận thực phẩm được công nhận là hữu cơ, nông trại phải được chính quyền xác nhận và kiểm tra sao cho tuân thủ đúng các quy tắc của quá trình canh tác hữu cơ và chất lượng đã đề ra.
Lợi ích của thực phẩm hữu cơ
1. Thực phẩm hữu có chứa ít thuốc trừ sâu hơn
Nhờ nuôi trồng theo phương pháp canh tác tiêu chuẩn nên các thực phẩm hữu cơ tránh được các hóa chất nhân tạo, dư lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn kháng thuốc, kháng sinh thường có trong các thực phẩm thông thường có hại cho sức khỏe.
Đó cũng là một trong lí do chính mà người tiêu dùng sử dụng thực phẩm Organic thay thế cho những sản phẩm thông thường khác trên thị trường hiện nay.
2. Thực phẩm hữu cơ thường giàu chất dinh dưỡng hơn
Kết quả của một nghiên cứu ở Châu Âu năm 2016 chỉ ra rằng mức độ của một số chất dinh dưỡng như axit béo omega-3 trong thịt và sữa hữu cơ cao hơn tới 50% so với thực phẩm tương tự được nuôi trồng theo phương pháp thông thường.
Ngoài ra một số nghiên cứu khác còn cho rằng thực phẩm hữu cơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn và chứa một số vi chất dinh dưỡng như vitamin C, sắt, kẽm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây bệnh, nhất là ung thư. Bởi thực vật hữu cơ không phụ thuộc vào việc phun thuốc trừ sâu hóa học trong gieo trồng để bảo vệ mình, vì thể chúng tạo ra nhiều hợp chất bảo vệ hơn, cụ thể là chất chống oxy hóa.
3. Thực phẩm hữu cơ chứa mức nitrat thấp hơn
Cây trồng hữu cơ cũng đã được chứng mình là có hàm lượng nitrat thấp hơn so với cây trồng thông thường. Mức nitrat thực tế thấp hơn 30%. Mức nitrat cao có thể gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư và liên quan đến tình trạng gọi là methemoglobin huyết – một căn bệnh ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.
4. Sữa và thịt hữu cơ có thành phần axit béo tốt hơn
Hàm lượng axit béo và omega 3, lượng sắt và vitamin E có trong các sản phẩm sữa hữu cơ cao hơn sản phẩm thông thường.
Thịt hữu cơ có chứa hàm lượng axit béo và omega -3 cao hơn trong khi lượng chất béo bão hòa thấp hơn so với thịt thông thường.
Việc hấp thu nhiều axit béo và omega-3 mang lại một số lợi ích sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Canh tác hữu cơ tốt hơn cho môi trường
Các phương pháp canh tác hữu cơ làm giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nước và tăng độ phì nhiêu, giảm xói mòn đất. Việc nuôi trồng không dùng thuốc trừ sâu còn tạo môi trường lành mạnh và an toàn cho các sinh vật và con người sống gần các trang trại.
Với quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn canh tác hữu cơ, thực phẩm Organic đảm bảo được tiêu chí an toàn, vệ sinh, chất lượng và thân thiện với môi trường. Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hạn chế những khuyết điểm thường thấy về chất lượng của thực phẩm thông thường. Nhất là trong thời điểm hiện nay, các phương pháp gieo trồng thường sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản và chế biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng của thực phẩm.
Tuy nhiên, để lựa chọn được thực phẩm hữu cơ đúng chuẩn, đúng chất lượng, bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ càng và tin tưởng sử dụng các thương hiệu phân phối uy tín để đảm các thực phẩm organic mình sử dụng có được những lợi ích nêu trên.
Xem thêm các danh sách thực phẩm hữu cơ chất lượng tại KAHAMI