Xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ ngày càng nhiều bởi sự an toàn và nhiều lợi ích mà chúng đem lại cho người tiêu dùng. Để bảo vệ quyền lợi cũng như giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sắm, các tiêu chuẩn hữu cơ được ra đời nhằm đảm bảo chất lượng nhất định của các sản phẩm hữu cơ. Cùng Kahami điểm qua các chứng nhận hữu cơ tiêu biểu trên thế giới để hiểu thêm về thực phẩm hữu cơ và sử dụng hiệu quả qua bài viết sau đây nhé!

thuc pham huu co

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là môt loại chứng nhận cấp cho một loại sản phẩm nào đó, nhằm khẳng định sản phẩm này là sản phẩm hữu cơ, tùy vào tỷ lệ % hữu cơ có trong sản phẩm mà sản phẩm đó sẽ nhận được chứng nhận tương ứng theo quy định.  Kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của sản phẩm,… Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, đất trồng, độ đa dạng sinh học,…

Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới có các tổ chức xây dựng các bộ tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục để công nhận và cung cấp các chứng nhận hữu cơ cho các đơn vị sản xuất sản phẩm hữu cơ đáp ứng được yêu cầu.

Mỗi tổ chức sẽ có một logo chứng nhận hữu cơ dựa vào các tiêu chuẩn đề ra riêng. Người tiêu dùng có thể dựa vào logo này để biết rằng liệu sản phẩm có phải là sản phẩm hữu cơ hay không và được cấp từ cơ quan với những tiêu chí nào.

1. Chứng nhận hữu cơ USDA của Mĩ

Đây là chứng nhận của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA),  chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất và nó cũng là tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ thực sự. Chỉ có những sản phẩm chứa từ 95% thành phần hữu cơ mới được công nhận và sử dụng logo USDA lên tem nhãn của sản phẩm.

chung nhan huu co USDA

2. Chứng nhận hữu cơ NSF của viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ 

 Là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Mĩ xuất hiện sau USDA dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ.  Với tiêu chuẩn của NSF, mỹ phẩm phải có từ 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là “Contain Organic Ingredients. NSF cho phép các nhà sản xuất có thể sử dụng các thành phần hóa học, nhưng phải là các chất được cho phép và với hàm lượng an toàn theo quy định.

chung nhan huu co NSF

3. Chứng nhận hữu cơ Soil Association của Anh

Theo chứng nhận này, các sản phẩm được gọi là hữu cơ nếu chứa 95% là thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Các sản phẩm từ 70% – 95% thành phần hữu cơ cũng được chứng nhận bằng biểu tượng của tổ chức này, tuy nhiên trên nhãn dán phải có ghi rõ thành phần nguyên liệu organic đã sử dụng và không có chữ ” Organic” trên nhãn. Tổ chức này không chứng nhận cho sản phẩm có chứa dưới 70% là thành phần hữu cơ.

chung nhan huu co Anh

4. Chứng nhận Organic Food Chain OFC của Úc

Đây là chứng nhận được công nhận bơi chính phủ Úc với các tiêu chuẩn khắt khe về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch. Sản phẩm muốn được dán nhãn OFC phải đáp ứng các tiêu chí: ít nhất 95% các thành phần của sản phẩm là hữu cơ, các thành phần còn lại phải có nguồn góc tư từ thực vật theo tiêu chuẩn và quy trình sản xuất sinh học sạch.

chung nhan huu co OFC

5. Chứng nhận hữu cơ ACO của chính phủ Úc

Sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận này phải chứa từ 95% thành phần hữu cơ, 5% thành phần còn lại là thành phần được sản xuất tự nhiên và nếu có sử dụng chất bảo quản hay phụ gia thì phải nằm trong giới hạn cho phép, hoàn toàn an toàn và không độc hại.

chung nhan huu co ACO

6. Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Châu Âu EU Organic Farming

Đây là chứng nhận hữu cơ chính thức của châu Âu, được quản lý bởi Ủy ban châu Âu. Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu đưa ra các yêu cầu khắc khe về sản xuất, quy trình chế biến, hoạt động kiểm soát và quy định sử dụng nhãn dán yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng.

chung nhan huu co chau au

7. Chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật

Đây được xem là một trong những chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ hàng đầu và uy tín tại Nhật Bản. Tiêu chuẩn hữu cơ gồm nhiều quy định về những tiêu chí cho các sản phẩm và nhãn mác nhằm giúp người tiêu dùng chọn lựa dễ dàng. Đảm bảo sản phẩm hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học tổng hợp và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp. Tăng cường khả năng tái sử dụng trong nông nghiệp.

chung nhan huu co JAS

8. Chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam

Chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong canh tác hữu cơ. Hiện nay, 3 tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là chứng nhận hữu cơ USDA của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, chứng nhận hữu cơ EU Organic Farming của liên minh châu Âu và chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật.

Các tiêu chuẩn hữu cơ trên giống nhau gần 95% và có bộ tiêu chí kiểm định rất khó và nghiêm ngặt, là thước đo chuẩn mực về sản phẩm hữu cơ sạch. 

Tại Việt Nam bộ Tiêu chuẩn TCVN 11041:2017 là tiêu chuẩn dành cho tổ chức sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Góp phần đảm bảo chất lượng và giá trị của thực phẩm hữu cơ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhờ vào cá sản phẩm sạch chất lượng. 

Trên là một số chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Khi mua các sản phẩm hữu cơ, bạn có thể tìm nhãn đẻ biết rõ hơn về các tiêu chuẩn các đặc tính mà sản phẩm mình mua về để đảm bảo an toàn và chất lượng khi sử dụng nhé!